Bạn đang cần sửa chữa nhà ?
Ngôi nhà của bạn hiện đã cũ. Bạn cần một số cải tạo và sửa chữa lại cho căn nhà được tốt hơn.
Những lý do để bạn muốn sửa ngôi nhà của mình:
- Ngôi nhà của bạn đã cũ và xuống cấp do đã qua nhiều năm sử dụng.
- Công năng sử dụng không phù hợp, hoặc do quá bất tiện chật hẹp.
- Do bạn muốn có sự thay đổi về mặt thẩm mỹ trong ngôi nhà bạn.
- Sửa chữa nhà do các công trình xây dựng không đúng quy chuẩn, kém chất lượng.
- Ngôi nhà bạn mới mua lại và bạn cần sửa sang lại theo ý tưởng của mình.
Để giúp bạn có thể chủ động hơn trong quá trình cải tạo sửa chữa nhà, tránh những vấn đề phát sinh khiến bạn đau đầu, chúng tôi những người có kinh ngiệm lâu năm trong ngề xin đưa ra bài viết về quy trình các bước cải tạo sửa chữa nhà: Lên kế hoạch sửa nhà; Tiến hành sửa nhà; Kiểm tra, nghiệm thu và hoàn công.
Sự vất vả khi phải quán xuyến một công trình xây dựng khiến nhiều người e ngại. Tuy nhiên, nếu ngôi nhà bạn đang ở đã xây khá lâu mọi thứ đã trở nên cũ kỹ và xuống cấp thì việc sửa nhà là rất nên làm.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn lập kế hoạch sửa nhà hoàn chỉnh và chi tiết. Kế hoạch sửa nhà bao gồm: Quy Trình Cải Tạo Sửa Chữa Nhà, Dự Tính Và Lên Kế Hoạch
1. Dự trù kinh phí
Nếu bạn đã có ý định sửa nhà, dù phần nhà bạn muốn sửa lớn hay không thì vấn đề chính yếu nhất bạn vẫn cần quan tâm đó là vấn đề kinh phí. Con số tổng ước tính sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thảo luận giá sửa chữa với các đơn vị sửa chữa.
Hãy đảm bảo rằng bạn đã liệt kế hết những thứ bạn cần thay mới và sửa chữa để đưa ra bản dự trù kinh phí chi tiết và hoàn thiện nhất.
Chi phí sửa chữa, thay mới: Đây là khoản chi phí bạn cần để mua các thiết bị, vật dụng cần thêm hoặc thay mới khi nhà đã sửa chữa xong: đồ nội thất, đồ trang trí, thiết bị chiếu sáng... Vì dù nội dung sửa chữa ngôi nhà bạn có lớn hay nhỏ thì việc chi phí để mua các thiết bị mới là điều không thể tránh khỏi.
Chi phí sửa chữa xây dựng cơ bản: Đây là khoản chi phí bạn cần để tiến hành dỡ bỏ, dịch chuyển hay xây mới tới mức kiến cố phần nhà bạn muốn sửa chữa.
Để dễ dàng hơn, bạn có thể phân làm 2 loại chi phí cơ bản:
Ngoài ra, phương án tài chính cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Nếu nội dung sửa chữa nhà của bạn lớn, hoặc năng lực về kinh tế của bạn hạn hẹp thì bạn cũng nên dự trù những phương án tài chính tối ưu cho gia đình bạn.
2. Lập kế hoạch chi tiết
Lập kế hoạch hợp lý có thể giúp bạn chủ động về ngân sách bởi cùng một quyết định nhưng bạn có thể biết chắc nó tốn bao nhiêu tiền và cần thời gian bao lâu nếu lên kế hoạch rõ ràng.
Đầu tiên, bạn hãy nắm rõ những thông tin về ngôi nhà của bạn: tuổi của ngôi nhà, vật liệu cấu tạo, hệ thống điện nước, quá trình tu sửa...và những phần mà bạn muốn sửa hoặc nâng cấp. Bạn cần ý kiến của người có chuyên môn để quyết định có thể sửa chữa nâng cấp những phần nào vì sẽ có những phần bạn muốn sửa nhưng lại rất khó hoặc không thể thay đổi.
Việc lên kế hoạch về tất cả những phần bạn muốn sửa chữa, phần nào tiến hành trước phần nào tiến hành sau để không gây khó khăn cho cả quá trình cũng như sẽ không gây khó khăn cho sinh hoạt của gia đình bạn nếu bạn đang sống trong khu vực sửa chữa.