Máy lanh: sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng bị bám bụi ở dàn nóng và dàn lạnh. Cho nên bạn phải thường xuyên bảo dưỡng để máy hoạt động lại với hiệu suất tốt nhất.
Thời gian bảo dưỡng lý tưởng
Trước mỗi mùa sử dụng cao điểm (mùa nắng nóng), chúng ta nên bảo dưỡng máy lạnh để đảm bảo công suất hoạt động và tránh hao phí điện năng. Số lần bảo dưỡng sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, nhưng theo các chuyên gia về điện lạnh thì nên bảo dưỡng máy lạnh 1-2 lần mỗi năm.
Quy trình bảo dưỡng điều hòa sẽ gồm các thao tác: vệ sinh máy (lưới lọc bụi, khoang chứa cánh quạt, màng chứa nước ngưng cục lạnh…), kiểm tra vỏ máy, các điểm nối điện và khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh. Ngoài ra bạn có thể tự kiểm tra độ lạnh, tiếng ồn, độ rung động khác thường của máy nén, áp suất gas trong máy và so sánh với trị số cho phép.
Các bước tự vệ sinh tại nhà
- Tắt hết nguồn điện cung cấp cho điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, tiến hành kiểm tra cục nóng và lạnh bên trong và ngoài nhà để đảm bảo không có vật cản bên trong máy (bọ hoặc côn trùng chết).
- Dùng tay ấn vào các chốt để tháo bộ lọc không khí trong máy lạnh ra ngoài, ngâm chúng trong một thau nước lớn, dùng khăn lau và một ít chất tẩy rửa để làm vệ sinh bộ lọc.
- Bên ngoài quạt và lốc máy là hệ thống lưới bảo vệ, tuy thưa những cũng nên được làm sạch thường xuyên, loại bỏ vật cản làm giảm công suất của máy.
- Cuối cùng đóng aptomat nguồn, bật máy chạy thử để đảm bảo rằng máy chạy êm, không có tiếng động lạ.
Những lưu ý khi bảo dưỡng máy lạnh tại nhà
- Khi vệ sinh tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị ví của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.
- Tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa, để không làm hư bo mạch.
- Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn. Khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng mát dây.
Vĩnh Tín.